Hoài Nhơn - Mùa du lịch, phương tiện, điểm đến và món ngon
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hoài Nhơn - Mùa du lịch, phương tiện, điểm đến và món ngon

    Nếu du khách muốn tìm một địa chỉ mới trong hành trình khám phá chiều dài hình chữ S, hãy một lần dừng chân tại xứ dừa Hoài Nhơn. “Hoài Nhơn”là tên gọi đầu tiên của vùng đất Bình Định,  có nghĩa là “mong, nghĩ về điều nhân”, ra đời từ năm 1471 khi vua Lê Thánh Tôngmở rộng biên giới Đại Việtvào đến phía Bắc đèo Cả(Phú Yên ngày nay).

    * Mùa nào thích hợp để đi du lịch ở Hoài Nhơn?

    Từ tháng Giêng đến tháng 6 Âm lịch có thể nói du khách sẽ tận hưởng khá trọn vẹn cái tiết trời đặc trưng của duyên hải Nam Trung Bộ, những khoảnh khắc đẹp nơi đây. Thời gian này những sản vật của biển cả, làng nghề, nông nghiệp dồi dào. Các loại hải sản phổ biến trên vùng biển Hoài Nhơn như cá chuồn khơi (tháng 2 – 3) và cá chuồn lộng (tháng 4 - 6); là cá thu, cá ngừ, cá cơm (tháng 3 – 5), cá nục (tháng 6), cá trích (tháng 6 – 8). Vào tháng Giêng, tháng 2, du khách sẽ tận hưởng cái trong lành với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, cây cỏ đơm chồi nảy lộc, sương mù trên những con sông, mùa này là mùa thu hoạch ruốc biển, dễ mua được con ruốc khô ngon; hãy về Thiện Chánh, Tam Quan Bắc xem lễ hội đua thuyền, ra quân khai thác hải sản, tìm hiểu lễ hội cầu ngư của cư dân làng biển; đến thăm đền thờ Danh nhân Đào Duy Từ dự kỷ niệm năm sinh danh nhân văn hóa Đào Duy Từ, thưởng thức nghệ thuật Tuồng, bài chòi, trải nghiệm mùa rêu Lộ Diêu bình yên. Vào các tháng 3, 4, 5, 6 thời tiết ổn định và khá nóng, hãy chụp lấy những khoảnh khắc đẹp của mùa thu hoạch cói ở Chương Hòa, Công Thạnh, là mùa thích hợp du lịch biển, khám phá, tham quan làng nghề, về nguồn đến với núi rừng và các địa chỉ tâm linh như chùa Mười Liễu, Trạm Phẫu, Suối Vàng – La Vuông,…

    * Đến Hoài Nhơn bằng cách nào?

    Hoài Nhơn nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 85km. Để đến Hoài Nhơn du khách có thể dễ dàng đến Hoài Nhơn bằng các phương tiện thông dụng,theocác tuyến đường:

    Bằng đường bộ, dễ nhất là Quốc lộ 1A, qua Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đến đèo Bình Đê, xã Hoài Châu Bắc là cửa ngõ phía Bắc của huyện, điểm đầu phía Nam là Cầu Chun, Diễn Khánh, Hoài Đức. Du khách từ thành phố Hồ Chí Minh về Bồng Sơn có thể đặt vé xe giường phòng Limousine chất lượng cao (như nhà xe Dũng Lệ 0972625577, Tân Dũng Tiến 1900707,…); từ Đà Nẵng vào (Sơn Tùng 1900555523, Kim Liên 19002014, Dcar Đà Nẵng 0236 355002,…). Nếu muốn trải nghiệm tuyến đường ven biển, từ Quy Nhơn du khách men theo tuyến đường ĐT639 Nhơn Hội – Tam Quan, hành trình hơi dài hơn Quốc lộ 1A khoảng 10 km nhưng bù vào đó du khách sẽ khám phá chiều dài bờ biển Bình Định khá trọn vẹn.

Với hành trình đườngsắt Bắc - Nam,dừng chân tại ga Bồng Sơn(025633861637),hoặc ga Tam Quan(02563.865.516), từ ga du khách có thểtìm một địa chỉlưu trú tại Bồng Sơn, Tam Quan,hoặcliên hệ taxi (như Taxi Trang Hiệp Thành 02563 761761, Taxi Phước Phát 02563668668,…) để đến các điểm tham quan.

    Nếu muốn đường hàng không, du khách đến sân bay Phù Cát, từ đây về Bồng Sơn khoảng 60km. Đến sân bay du khách có thể liên hệ với các xe trung chuyển khách đến và đi từ sân bay về Hoài Nhơn hoặc taxi đậu tại sân bay.

    * Đến Hoài Nhơn thì đi đâu?

    Hoài Nhơn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu những bãi biển hoang sơ, tìm hiểu những đặc trưng văn hóa duyên hải, văn hóa gắn với danh nhân văn hóa đào Duy Từ thủ phủ xứ dừa nổi tiếng ở Bình Định.

    Về phía Đông Nam của huyện, ấn tượng bởi Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ), làng biển bình yên nằm giữa hai đèo Hà Ra và Phú Thứ, tục danh còn gọi là bãi Bang Bang. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên của biển cả cùng nhiều nét văn hóa mộc mạc, đặc trưng của làng biển. Nơi đây, vào cuối năm 1964 chuyến tàu Không số đầu tiên cập bến khu V đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Nếu được ở lại cùng nhà với người dân một đêm, du khách sẽ được nghe, tìm hiểu những câu chuyện về phong tục, tập quán làng biển, tìm hiểu câu chuyện những người phụ nữ vượt qua lời nguyền trực tiếp ra khơi, đánh bắt gần bờ cùng người đàn ông gia đình, đến thăm nơi thuyền về vào sáng sớm với đầy ắp những cá, mực, tôm, ghẹ tươi ngon, để cùng thưởng thức vị ngọt lành đầu tiên về từ biển cả, hay khám phá mùa rêu Lộ Diêu độc đáo, hấp dẫn.

    Kế Lộ Diêu Bãi Con – gành Diêu Quang thuộc xã Hoài Hải. Nếu gành đá Diêu Quang sôi động cùng nhịp sống làng chài thì Bãi Con thôi thúc khám phá bởi sự ngăn cách về địa hình với khu dân cư, với bãi cát trải dài trong xanh chừng 2km biệt lập tương đối với khu dân cư. Du khách có thể trải nghiệm chinh phục leo núi cùng bạn bè hoặc qua bằng thuyền, cano từ gành Diêu Quang để đến Bãi Con vui chơi, tắm mát, cắm trại, thưởng thức hải sản.

    Men theo tuyến ĐT639 về phía Bắc du khách có thể dừng chân tại cửa biển An Dũ và nhiều bãi biển đẹp như Lâm Trúc 2, Tăng Long 1, Cửu Lợi Bắc, Thiện Chánh, cửa Tam Quan ra biển dễ dàng. Qua cầu Lại Giang, cửa biển An Dũ cuối dòng sông Lại đã bồi lấp thành những doi cát dài, cư dân ven sông có những hoạt động mưu sinh như cảo ốc, cất rớ, chài cá hàng ngày... du khách có thể dừng chân và lưu giữ những bức ảnh đẹp nơi đây.

    Nếu muốn tìm đến nơi để tìm hiểu kinh tế biển của huyện Hoài Nhơn, hòa cùng nhịp sống sôi động, tấp nập thì du khách hãy dừng chân tại làng biển Thiện Chánh - Thị tứ biển của Hoài Nhơn. Nơi đây có cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền Tam Quan chỉ cách Quốc Lộ 1A chừng 2km, khá thuận lợi về giao thông. Đến đây, du khách sẽ cùng chen lấn trong cái hối hả, tấp nập của cảng cá mỗi khi thuyền về, đến tham quan xưởng đóng tàu gỗ để thấy những con tàu gỗ nhìn nhỏ bé ngoài biển khơi kia là cả một công trình đồ sộ của những người thợ đóng tàu.

    Hoài Nhơn không chỉ là xứ dừa ven biển, mà tương tác với biển cả ở phía đông là hệ thống rừng – núi - hồ kỳ vỹ về phía Tây Bắc. Nếu cùng nhóm bạn trẻ, thì những điểm đến nhưSuối Vàng, Núi Chúa, La Vuông (Hoài Sơn), chùa Mười Liễu (Hoài Châu Bắc) là những điểm đến thú vị. Nơi đây còn một số dấu tích, những câu chuyện kế về vua chúa thời Nguyễn, thời Tây Sơn như Trường Lũy, Truông Cấm, Đồng Cờ vĩ, giếng trời,... Chùa Mười Liễu (Hoài Châu Bắc), Trạm Phẫu (Hoài Mỹ) là điểm đến cho những ai muốn sự bình yên, tĩnh tại chốn tâm linh sau hành trình khám phá.

    Về Hoài Nhơn du khách không thể bỏ qua hành trình tìm hiểu văn hóa, làng nghề nơi đây. Ngược dòng lịch sử từ thế kỷ II trước Công Nguyên, Hoài Nhơn đã là một trong những nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh, là vùng đất quan trọng dưới vương triều Vijaya, nơi giao thương buôn bán quan trọng của vương quốc Chămpatạicửa biển Tam Quan, An Dũ. Vùng đất này từng là nơi dừng chân, lập nghiệp của danh nhân văn hóa Đào Duy Từ vào thế kỷ thứ XVII trước khi đóng góp những công lao to lớn về quân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị cho triều Nguyễn ở Đàng Trong. Đến thăm đền thờ danh nhân văn hóa Đào Duy Từ tại thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, du khách sẽ được nghe cụ Đào Duy Nhơn hậu duệ đời thứ 14 của Đào Duy Từ kể về cuộc đời và sự nghiệp đầy dấu ấn một thời của ông. Nằm trong quần thể di tích quốc gia là di tích lưu niệm cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Cây số 7 Tài Lương, nằm bênh cạnh Quốc lộ 1A cách đền thờ danh nhân văn hóa chỉ chừng 2km. Hoài Nhơn hiện có có 3 di tích quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và công trình đền thờ Liệt sỹ huyện là những địa chỉ minh chứng hùng hồn cho mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạnh anh hùng của Bình Định và Quân khu V. Đến Hoài Nhơn mà chưa ghé thăm làng nghề là du khách chưa thể hiểu hết con người, sức sống nơi đây. Các làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử tồn tại lâu đời, huyện có 04 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Hoài Nhơn – Xứ dừa, xứ bún bánh, du khách không thể bỏ qua làng nghề bánh tráng và bún số 8 tại Tam Quan Nam, tham quan các vườn rau má dưới tán dừa đặc trưng. Dừng chân trên quốc lộ 1A, du khách đến làng nghề chiếu cói Chương Hòa,Gia An Đông (Hoài Châu Bắc) hoặc về Công Thạnh (Tam Quan Bắc)để tham quan vùng trồng cói, khu vực sản xuất, các hộ sản xuất bằng máy và cả thủ công để hiểu hơn về nghề chiếu. Tại thôn Gia An Đông có miếu Tổ nghề chiếu, tương truyền là nơi dừng chân đầu tư của cư dân Bắc Trung Bộ trong hành trình Nam tiến mang theo nghề mưu sinh từ quê hương bản xứ, hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội Giỗ tổ nghề vào Mùng 9 tháng Giêng; và một số điểm đến hấp dẫn khác như đô thị Bồng Sơn ven sông Lại, các vườn rau, nhà vườn, nhà cổ,... đang đợi du khách khám phá.

    * Ăn gì – Mua gì ở Hoài Nhơn?

Đến Hoài Nhơn, hãy khám phá sự hào sảng, nét mộc mạc dân giã của vùng đất này, đặc trưng phải kể đến các loại bún bánh, hải sản và dừa.

* Các loại bún bánh:

    Bún số 8, bún dâylà loại bún đặc trưng ở Hoài Nhơn. Bún số 8 được sản xuất tập trung tại Tam Quan Nam, Hoài Hảo, nguyên liệu chính là bột mì. Bún phơi khô buộc nắm theo hình số 8. Bún số 8 tiện lợi bởi sự tiện lợi, đơn giản; chỉ cần ngâm bún trong nước lạnh từ 3 - 5 – 10 phút, sau đó vớt để ráo là sợi bún mềm, trắng thơm. Bún ăn số tám ăn cùng cá ngừ kho mẵn (có nơi gọi kho ngọt, kho luộc), hoặc đem trộn gọi cùng với ruốc, rau, dừa bào sợi, bánh tráng mì nhì thì hết ăn không biết chán. Bún dây được làm chủ yếu tại các vùng thị trấn Bồng Sơn, bằng phương pháp gia truyền chế biến bột gạo cùng nước tro, bún dây đơn giản chỉ cần dùng với đậu phụng, nước mắm và rau sống cũng tạo nên hương vị khó quên. Bánh tráng nước dừa Tam Quan. Nếu như người xưa có câu Miếng trầu làm đầu câu chuyện thì đến Hoài Nhơn, có thể gọi bánh tráng làm đầu bữa ăn, một phong tục thi vị, giàu bản sắc và rất riêng. Bánh tráng có phổ biến trong hầu hết các bữa ăn thường nhật, là món không thể thiếu trong giỗ chạp.

    Không biết tự khi nào bánh xèo Hoài Đức đã thành thương hiệu riêng khi đến các tỉnh thành, bánh xèo chiên giòn cuốn cùng bánh tráng, rau sống và nước chấm. Ở mỗi vùng trên cả nước đều có cách chế biến bánh xèo riêng, trong đó bánh xèo Hoài Đức cũng tạo dấu ấn bởi nguyên liệu gạo xốp và cách pha chế nước chấm riêng có.

    Món bánh canh là sự hòa quyện độc đáo giữa bột gạo và vị ngọt của cá. Chả cá được làm từ nguyên liệu cá chuồn, cá mối và ngon nhất là cá thu, tách lấy phần thịt của cá, cho vào cối giã nhuyễn với gia vị, dẹt thành từng miếng vừa phải cho vào chảo dầu sôi và chiên vàng. Bánh canh bột gạo bình dị, mộc mạc với hương vị khó quên. Bánh hồng là loại bánh ngon có tiếng của vùng Tam Quan. Nếp ngâm mềm đem xay thành bột, đăng bột cho thật ráo nước rồi đổ bột ra ngâm. Lấy bột thành từng nắm cho vào nồi nước đang sôi để luộc bột chín. Bột chín vớt ra cho ngay vào chảo đường đang sên sôi sùng sục, dùng đũa bếp hay tay đánh thật nhanh để bột hòa quyện vào đường. Cái dẻo thơm của nếp pha lẫn béo thơm của dừa và vị ngọt thanh của đường tạo hương vị đặc trưng cho bánh hồng.

Danh sách bún, bánh Hoài Nhơn còn nhiều thêm nữa bánh mứt (hay còn gọi là táp – lô), bánh in, bánh đậu xanh, bánh nổ, bánh tổ, thèo lèo, bánh thuẫn, bánh bột linh, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh chưng, bánh tét, …, phổ biến là những món làm từ gạo, nếp và dừa, thổi hồn vào đó là những câu chuyện dân gian thú vị, không khí hào hùng của đoàn quân nông dân Tây Sơn tiến quân ra Bắc xuân Kỷ Dậu. Những sản phẩm bún bánh dễ tìm thấy trên thị trường.

    Đến Hoài Nhơn du khách hãy mua dầu dừa tinh khiết được chế biến bằng phương pháp ép lạnh. Về Hoài Mỹ, cuối dòng sông Lại hãy dùng tha hồ món trứng vịt lộn dân giã được nâng tầm nhãn hiệu tập thể. Để thưởng thức các món ngon du khách hãy dừng chân ở xứ sở bánh xèo giòn Hoài Đức (đầu cầu phía Nam Bồng Sơn, thôn Bình Chương, Hoài Đức), con đường ẩm thực Bờ Đê ven sông Lại, thị trấn Bồng Sơn, đầu cầu sông Lại Giang thuộc xã Hoài Hương, thị trấn Tam Quan, Tân Thành, Thiện Chánh (Tam Quan Bắc), …Một số địa chỉđể du khách ghé mua đặc sản như: Cơ sở Bà Điền (530 QL1A, thị trấn Tam Quan;cơ sở Thanh Bình (246, QL1A, thị trấnTam Quan); điểm dừng chân Sao Mai (Km 1133 Quốc lộ 1A, xã Hoài Hảo);Hợp tác xã Ngọc An (thôn Ngọc An Trung, xã Hoài Thanh Tây),...; đến các chợ của huyện như chợ Bồng Sơn, chợ Tam Quan, Tam Quan Bắc, Hoài Hương,... du khách dễ dàng mua được nhiều quà quê dân giã. Cá ngừ đại dương, các loại hải sản tươi, khô và nước mắm, vi cước cá, yến sào, da cá, những sản vật địa phương vô cùng phong phú từ sang trọng trong các nhà hàng đến dân giã ven sông Lại, khắp các chợ quê, từ các món bún bánh đến các món ngon từ dừa, ...không lời giới thiệu nào bằng: Hãy đến và thưởng thức!


Tác giả:     * Mùa nào thích hợp để đi du lịch ở Hoài Nhơn?     Từ tháng Giêng đến tháng 6 Âm lịch có thể nói du khách sẽ tận hưởng khá trọn vẹn cái tiết trời đặc trưng của duyên hải Nam Trung Bộ, những khoảnh khắc đẹp nơi đây. Thời gian này những sản vật của biển cả, làng nghề, nông nghiệp dồi dào. Các loại hải sản phổ biến trên vùng biển Hoài Nhơn như cá chuồn khơi (tháng 2 – 3) và cá chuồn lộng (tháng 4 - 6); là cá thu, cá ngừ, cá cơm (tháng 3 – 5), cá nục (tháng 6), cá trích (tháng 6 – 8). Vào tháng Giêng, tháng 2, du khách sẽ tận hưởng cái trong lành với những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, cây cỏ đơm chồi nảy lộc, sương mù trên những con sông, mùa này là mùa thu hoạch ruốc biển, dễ mua được con ruốc khô ngon; hãy về Thiện Chánh, Tam Quan Bắc xem lễ hội đua thuyền, ra quân khai thác hải sản, tìm hiểu lễ hội cầu ngư của cư dân làng biển; đến thăm đền thờ Danh nhân Đào Duy Từ dự kỷ niệm năm sinh danh nhân văn hóa Đào Duy Từ, thưởng thức nghệ thuật Tuồng, bài chòi, trải nghiệm mùa rêu Lộ Diêu bình yên. Vào các tháng 3, 4, 5, 6 thời tiết ổn định và khá nóng, hãy chụp lấy những khoảnh khắc đẹp của mùa thu hoạch cói ở Chương Hòa, Công Thạnh, là mùa thích hợp du lịch biển, khám phá, tham quan làng nghề, về nguồn đến với núi rừng và các địa chỉ tâm linh như chùa Mười Liễu, Trạm Phẫu, Suối Vàng – La Vuông,…     * Đến Hoài Nhơn bằng cách nào?     Hoài Nhơn nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 85km. Để đến Hoài Nhơn du khách có thể dễ dàng đến Hoài Nhơn bằng các phương tiện thông dụng,theocác tuyến đường:     Bằng đường bộ, dễ nhất là Quốc lộ 1A, qua Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đến đèo Bình Đê, xã Hoài Châu Bắc là cửa ngõ phía Bắc của huyện, điểm đầu phía Nam là Cầu Chun, Diễn Khánh, Hoài Đức. Du khách từ thành phố Hồ Chí Minh về Bồng Sơn có thể đặt vé xe giường phòng Limousine chất lượng cao (như nhà xe Dũng Lệ 0972625577, Tân Dũng Tiến 1900707,…); từ Đà Nẵng vào (Sơn Tùng 1900555523, Kim Liên 19002014, Dcar Đà Nẵng 0236 355002,…). Nếu muốn trải nghiệm tuyến đường ven biển, từ Quy Nhơn du khách men theo tuyến đường ĐT639 Nhơn Hội – Tam Quan, hành trình hơi dài hơn Quốc lộ 1A khoảng 10 km nhưng bù vào đó du khách sẽ khám phá chiều dài bờ biển Bình Định khá trọn vẹn. Với hành trình đườngsắt Bắc - Nam,dừng chân tại ga Bồng Sơn(025633861637),hoặc ga Tam Quan(02563.865.516), từ ga du khách có thểtìm một địa chỉlưu trú tại Bồng Sơn, Tam Quan,hoặcliên hệ taxi (như Taxi Trang Hiệp Thành 02563 761761, Taxi Phước Phát 02563668668,…) để đến các điểm tham quan.     Nếu muốn đường hàng không, du khách đến sân bay Phù Cát, từ đây về Bồng Sơn khoảng 60km. Đến sân bay du khách có thể liên hệ với các xe trung chuyển khách đến và đi từ sân bay về Hoài Nhơn hoặc taxi đậu tại sân bay.     * Đến Hoài Nhơn thì đi đâu?     Hoài Nhơn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu những bãi biển hoang sơ, tìm hiểu những đặc trưng văn hóa duyên hải, văn hóa gắn với danh nhân văn hóa đào Duy Từ thủ phủ xứ dừa nổi tiếng ở Bình Định.     Về phía Đông Nam của huyện, ấn tượng bởi Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ), làng biển bình yên nằm giữa hai đèo Hà Ra và Phú Thứ, tục danh còn gọi là bãi Bang Bang. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên của biển cả cùng nhiều nét văn hóa mộc mạc, đặc trưng của làng biển. Nơi đây, vào cuối năm 1964 chuyến tàu Không số đầu tiên cập bến khu V đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Nếu được ở lại cùng nhà với người dân một đêm, du khách sẽ được nghe, tìm hiểu những câu chuyện về phong tục, tập quán làng biển, tìm hiểu câu chuyện những người phụ nữ vượt qua lời nguyền trực tiếp ra khơi, đánh bắt gần bờ cùng người đàn ông gia đình, đến thăm nơi thuyền về vào sáng sớm với đầy ắp những cá, mực, tôm, ghẹ tươi ngon, để cùng thưởng thức vị ngọt lành đầu tiên về từ biển cả, hay khám phá mùa rêu Lộ Diêu độc đáo, hấp dẫn.     Kế Lộ Diêu Bãi Con – gành Diêu Quang thuộc xã Hoài Hải. Nếu gành đá Diêu Quang sôi động cùng nhịp sống làng chài thì Bãi Con thôi thúc khám phá bởi sự ngăn cách về địa hình với khu dân cư, với bãi cát trải dài trong xanh chừng 2km biệt lập tương đối với khu dân cư. Du khách có thể trải nghiệm chinh phục leo núi cùng bạn bè hoặc qua bằng thuyền, cano từ gành Diêu Quang để đến Bãi Con vui chơi, tắm mát, cắm trại, thưởng thức hải sản.     Men theo tuyến ĐT639 về phía Bắc du khách có thể dừng chân tại cửa biển An Dũ và nhiều bãi biển đẹp như Lâm Trúc 2, Tăng Long 1, Cửu Lợi Bắc, Thiện Chánh, cửa Tam Quan ra biển dễ dàng. Qua cầu Lại Giang, cửa biển An Dũ cuối dòng sông Lại đã bồi lấp thành những doi cát dài, cư dân ven sông có những hoạt động mưu sinh như cảo ốc, cất rớ, chài cá hàng ngày... du khách có thể dừng chân và lưu giữ những bức ảnh đẹp nơi đây.     Nếu muốn tìm đến nơi để tìm hiểu kinh tế biển của huyện Hoài Nhơn, hòa cùng nhịp sống sôi động, tấp nập thì du khách hãy dừng chân tại làng biển Thiện Chánh - Thị tứ biển của Hoài Nhơn. Nơi đây có cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền Tam Quan chỉ cách Quốc Lộ 1A chừng 2km, khá thuận lợi về giao thông. Đến đây, du khách sẽ cùng chen lấn trong cái hối hả, tấp nập của cảng cá mỗi khi thuyền về, đến tham quan xưởng đóng tàu gỗ để thấy những con tàu gỗ nhìn nhỏ bé ngoài biển khơi kia là cả một công trình đồ sộ của những người thợ đóng tàu.     Hoài Nhơn không chỉ là xứ dừa ven biển, mà tương tác với biển cả ở phía đông là hệ thống rừng – núi - hồ kỳ vỹ về phía Tây Bắc. Nếu cùng nhóm bạn trẻ, thì những điểm đến nhưSuối Vàng, Núi Chúa, La Vuông (Hoài Sơn), chùa Mười Liễu (Hoài Châu Bắc) là những điểm đến thú vị. Nơi đây còn một số dấu tích, những câu chuyện kế về vua chúa thời Nguyễn, thời Tây Sơn như Trường Lũy, Truông Cấm, Đồng Cờ vĩ, giếng trời,... Chùa Mười Liễu (Hoài Châu Bắc), Trạm Phẫu (Hoài Mỹ) là điểm đến cho những ai muốn sự bình yên, tĩnh tại chốn tâm linh sau hành trình khám phá.     Về Hoài Nhơn du khách không thể bỏ qua hành trình tìm hiểu văn hóa, làng nghề nơi đây. Ngược dòng lịch sử từ thế kỷ II trước Công Nguyên, Hoài Nhơn đã là một trong những nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh, là vùng đất quan trọng dưới vương triều Vijaya, nơi giao thương buôn bán quan trọng của vương quốc Chămpatạicửa biển Tam Quan, An Dũ. Vùng đất này từng là nơi dừng chân, lập nghiệp của danh nhân văn hóa Đào Duy Từ vào thế kỷ thứ XVII trước khi đóng góp những công lao to lớn về quân sự, văn hóa, kinh tế, chính trị cho triều Nguyễn ở Đàng Trong. Đến thăm đền thờ danh nhân văn hóa Đào Duy Từ tại thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, du khách sẽ được nghe cụ Đào Duy Nhơn hậu duệ đời thứ 14 của Đào Duy Từ kể về cuộc đời và sự nghiệp đầy dấu ấn một thời của ông. Nằm trong quần thể di tích quốc gia là di tích lưu niệm cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh tại Cây số 7 Tài Lương, nằm bênh cạnh Quốc lộ 1A cách đền thờ danh nhân văn hóa chỉ chừng 2km. Hoài Nhơn hiện có có 3 di tích quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và công trình đền thờ Liệt sỹ huyện là những địa chỉ minh chứng hùng hồn cho mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạnh anh hùng của Bình Định và Quân khu V. Đến Hoài Nhơn mà chưa ghé thăm làng nghề là du khách chưa thể hiểu hết con người, sức sống nơi đây. Các làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử tồn tại lâu đời, huyện có 04 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Hoài Nhơn – Xứ dừa, xứ bún bánh, du khách không thể bỏ qua làng nghề bánh tráng và bún số 8 tại Tam Quan Nam, tham quan các vườn rau má dưới tán dừa đặc trưng. Dừng chân trên quốc lộ 1A, du khách đến làng nghề chiếu cói Chương Hòa,Gia An Đông (Hoài Châu Bắc) hoặc về Công Thạnh (Tam Quan Bắc)để tham quan vùng trồng cói, khu vực sản xuất, các hộ sản xuất bằng máy và cả thủ công để hiểu hơn về nghề chiếu. Tại thôn Gia An Đông có miếu Tổ nghề chiếu, tương truyền là nơi dừng chân đầu tư của cư dân Bắc Trung Bộ trong hành trình Nam tiến mang theo nghề mưu sinh từ quê hương bản xứ, hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội Giỗ tổ nghề vào Mùng 9 tháng Giêng; và một số điểm đến hấp dẫn khác như đô thị Bồng Sơn ven sông Lại, các vườn rau, nhà vườn, nhà cổ,... đang đợi du khách khám phá.     * Ăn gì – Mua gì ở Hoài Nhơn? Đến Hoài Nhơn, hãy khám phá sự hào sảng, nét mộc mạc dân giã của vùng đất này, đặc trưng phải kể đến các loại bún bánh, hải sản và dừa. * Các loại bún bánh:     Bún số 8, bún dâylà loại bún đặc trưng ở Hoài Nhơn. Bún số 8 được sản xuất tập trung tại Tam Quan Nam, Hoài Hảo, nguyên liệu chính là bột mì. Bún phơi khô buộc nắm theo hình số 8. Bún số 8 tiện lợi bởi sự tiện lợi, đơn giản; chỉ cần ngâm bún trong nước lạnh từ 3 - 5 – 10 phút, sau đó vớt để ráo là sợi bún mềm, trắng thơm. Bún ăn số tám ăn cùng cá ngừ kho mẵn (có nơi gọi kho ngọt, kho luộc), hoặc đem trộn gọi cùng với ruốc, rau, dừa bào sợi, bánh tráng mì nhì thì hết ăn không biết chán. Bún dây được làm chủ yếu tại các vùng thị trấn Bồng Sơn, bằng phương pháp gia truyền chế biến bột gạo cùng nước tro, bún dây đơn giản chỉ cần dùng với đậu phụng, nước mắm và rau sống cũng tạo nên hương vị khó quên. Bánh tráng nước dừa Tam Quan. Nếu như người xưa có câu Miếng trầu làm đầu câu chuyện thì đến Hoài Nhơn, có thể gọi bánh tráng làm đầu bữa ăn, một phong tục thi vị, giàu bản sắc và rất riêng. Bánh tráng có phổ biến trong hầu hết các bữa ăn thường nhật, là món không thể thiếu trong giỗ chạp.     Không biết tự khi nào bánh xèo Hoài Đức đã thành thương hiệu riêng khi đến các tỉnh thành, bánh xèo chiên giòn cuốn cùng bánh tráng, rau sống và nước chấm. Ở mỗi vùng trên cả nước đều có cách chế biến bánh xèo riêng, trong đó bánh xèo Hoài Đức cũng tạo dấu ấn bởi nguyên liệu gạo xốp và cách pha chế nước chấm riêng có.     Món bánh canh là sự hòa quyện độc đáo giữa bột gạo và vị ngọt của cá. Chả cá được làm từ nguyên liệu cá chuồn, cá mối và ngon nhất là cá thu, tách lấy phần thịt của cá, cho vào cối giã nhuyễn với gia vị, dẹt thành từng miếng vừa phải cho vào chảo dầu sôi và chiên vàng. Bánh canh bột gạo bình dị, mộc mạc với hương vị khó quên. Bánh hồng là loại bánh ngon có tiếng của vùng Tam Quan. Nếp ngâm mềm đem xay thành bột, đăng bột cho thật ráo nước rồi đổ bột ra ngâm. Lấy bột thành từng nắm cho vào nồi nước đang sôi để luộc bột chín. Bột chín vớt ra cho ngay vào chảo đường đang sên sôi sùng sục, dùng đũa bếp hay tay đánh thật nhanh để bột hòa quyện vào đường. Cái dẻo thơm của nếp pha lẫn béo thơm của dừa và vị ngọt thanh của đường tạo hương vị đặc trưng cho bánh hồng. Danh sách bún, bánh Hoài Nhơn còn nhiều thêm nữa bánh mứt (hay còn gọi là táp – lô), bánh in, bánh đậu xanh, bánh nổ, bánh tổ, thèo lèo, bánh thuẫn, bánh bột linh, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh chưng, bánh tét, …, phổ biến là những món làm từ gạo, nếp và dừa, thổi hồn vào đó là những câu chuyện dân gian thú vị, không khí hào hùng của đoàn quân nông dân Tây Sơn tiến quân ra Bắc xuân Kỷ Dậu. Những sản phẩm bún bánh dễ tìm thấy trên thị trường.     Đến Hoài Nhơn du khách hãy mua dầu dừa tinh khiết được chế biến bằng phương pháp ép lạnh. Về Hoài Mỹ, cuối dòng sông Lại hãy dùng tha hồ món trứng vịt lộn dân giã được nâng tầm nhãn hiệu tập thể. Để thưởng thức các món ngon du khách hãy dừng chân ở xứ sở bánh xèo giòn Hoài Đức (đầu cầu phía Nam Bồng Sơn, thôn Bình Chương, Hoài Đức), con đường ẩm thực Bờ Đê ven sông Lại, thị trấn Bồng Sơn, đầu cầu sông Lại Giang thuộc xã Hoài Hương, thị trấn Tam Quan, Tân Thành, Thiện Chánh (Tam Quan Bắc), …Một số địa chỉđể du khách ghé mua đặc sản như: Cơ sở Bà Điền (530 QL1A, thị trấn Tam Quan;cơ sở Thanh Bình (246, QL1A, thị trấnTam Quan); điểm dừng chân Sao Mai (Km 1133 Quốc lộ 1A, xã Hoài Hảo);Hợp tác xã Ngọc An (thôn Ngọc An Trung, xã Hoài Thanh Tây),...; đến các chợ của huyện như chợ Bồng Sơn, chợ Tam Quan, Tam Quan Bắc, Hoài Hương,... du khách dễ dàng mua được nhiều quà quê dân giã. Cá ngừ đại dương, các loại hải sản tươi, khô và nước mắm, vi cước cá, yến sào, da cá, những sản vật địa phương vô cùng phong phú từ sang trọng trong các nhà hàng đến dân giã ven sông Lại, khắp các chợ quê, từ các món bún bánh đến các món ngon từ dừa, ...không lời giới thiệu nào bằng: Hãy đến và thưởng thức! Thanh Diệu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG Hoài Thanh Tây

Địa chỉ: Khu phố Tài Lương 1, Phường Hoài Thanh Tây, Thị xã Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định
Tel: 0256.3864.506
Email: hoaithanhtay-hoainhon.binhdinh.gov.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: LÊ VĂN NAM - Chủ tịch UBND phường